Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người thì làn
da phần chân cũng có đặc tính khác nhau. Đặc biệt, vào những ngày này khi trời ẩm
mốc, chính là sự lo lắng với những người có làn da chân mỏng, nhạy cảm, dễ bị mắc
chứng “nước ăn chân”. “Nước ăn chân” hay còn gọi là nấm kẽ chân dễ gặp ở những
người chân phải tiếp xúc nhiều trong nước như nông dân, công nhân thủy sản...
hoặc những người hay bị ra mồ hôi châ mà không có điều kiện thay giầy, tất thường
xuyên rất bí bách và dễ dẫn đến “nước ăn chân”. Nếu không kịp thời trị bệnh, nó
sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu những
cách phòng trừ căn bệnh đáng ghét này nhé!
Có 2 cách đơn giản nhất bạn nên ghi nhớ:
thứ nhất là dùng các hỗn hợp có tính chua và sát trùng, thứ hai dùng một số loại
lá dân gian.
Xem thêm: Phấn
hoa có công dụng gì
·
Đối với cách thứ nhất bạn
có thể dùng các hỗn hợp có tính chua, có khả năng sát trùng cao như phèn chua, nước
muối loãng hay rượu.
Những dung dịch này có thể khử trùng, giảm
mồ hồi hay ngứa ngáy do các loại nấm gây ra.
Khi sử dụng dung dịch phèn chua pha
loãng với nước bạn nên sử dụng nước ấm, ngâm chân khoảng 10-15 phút rồi lau
khô. Cảm giác ngứa ngáy sẽ không còn đồng thời các loại nấm cũng bị triệt, đẩy
nhanh quá trình khỏi bênh.
Ngoài ra, bạn có thể đun tan chảy phèn
chua đến khi bốc hơi còn lại dạng bột màu trắng (có thể trộn chung với hoàng đằng
để tăng them công dụng) rồi thoa lên vùng da bị nước ăn chân. Bạn nhớ tránh tiếp
xúc trong khoảng thời gian này nhé! Chỉ cần lặp lại phương pháp này trong vòng
5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả cực kì rõ rệt.
Dung dịch thứ hai rất quen thuộc chính
là nước muối loãng.
Muối biển sạch hòa chung khoảng 2 lít nước
ấm rồi ngâm chân trong đó khoảng 10 – 15 phút sẽ có tác dụng khử trùng vùng da
tổn thương, rửa sạch các loại nấm, vi khuẩn và điều trị dứt điểm chứng nước ăn
chân.
Cuối cùng rượu trắng tưởng chỉ để uống
mà giờ đây cũng phát huy tác dụng đáng kể trong trị nước ăn chân đó các bạn. Rượu
trắng hòa chung với dấm ăn và nước ấm, ngâm chân vào khoảng 10 phút sẽ có tác dụng
tức thì.
·
Ở cách thứ hai này, bạn
có thể đối phó với nước ăn chân bằng các loại lá cực kì dễ kiếm.
Thứ nhất là rau sam.
Đây giống như một loại rau dại, mọc rất nhiều ở
nông thôn đặc biệt là các bờ ruộng, bờ ao. Rau sam có tác dụng đẩy nhanh quá
trình kéo da non và làm lành các vết thương. Cách sử dụng rất đơn giản bạn giã
dập rau sam cùng vài hạt muối trắng, sau đó bọc lại bằng vải mỏng sạch, đặt lên
vùng da bị nước ăn. Chỉ cần làm đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, sau khoảng 4 ngày bạn
sẽ thấy dễ chịu.
Thứ hai là lá trầu không.
Có câu “Trầu không nam thất nữ cửu”, tức là đối
với con trai dùng 7 lá, con gái dùng 9 lá rửa sạch, đun sôi cùng nước trắng rồi
để nguội, cho vào một ít phèn chua. Mỗi ngày cứ lúc nào rảnh thì chấm lên chỗ
da bị nước ăn chân, ngày làm mười mấy lần sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Cuối cùng là lá trà xanh và trà khô.
Trà xanh có nhiều dưỡng chất rất tốt cho
việc chống oxi hóa và làm lành da. Đối với lá trà tươi, đun sôi với nước sạch rồi
rửa chỗ da bị tổn thương nhiều lần trong ngày. Trà khô giã nát đắp lên vùng da
bị nước ăn. Chỉ cần kiên trì thực hiện vài ngày bạn sẽ trị dứt điểm căn bệnh
này!
Trên
đây là vài mẹo nhỏ trong dân gian để lại dùng cho trị nước ăn chân. Ngoài ra với
y học phát triển như hiện nay, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc tây y nữa.
Chúc các bạn bảo vệ đôi chân an toàn trong những ngày mưa bão nhé!
Xem thêm: Trị da khô nẻ bằng Mật ong Tam Đảo
Xem thêm: Trị da khô nẻ bằng Mật ong Tam Đảo
EmoticonEmoticon