Trong
cuộc sống, không thể nào tránh được việc bạn bị người khác nói dối với nhiều mục
đích khác nhau. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể nhận biết được người đối
diện đang nói dối bạn hay không.
Nhận biết nói dối qua giọng nói
Để biết đối phương đang
nói dối bạn hay không thì chỉ cần chú ý tới tông giọng và cách nói chuyện của họ.
Nếu đang nói chuyện với một tốc độ bình thường mà bỗng nhiên nói chậm hơn bình
thường hoặc nói nhanh hơn, giọng run rẩy, nói lắp, cà lăm thì có thể người đó
đang nói dối bạn đấy.
Phát hiện nói dối qua ánh mắt
Khi ai đó nói dối bạn
thì thường sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt bạn bởi khi nói dối thì họ thường có
tâm lý sợ hãi hoặc che giấu, việc nhìn vào mắt bạn sẽ dễ khiến họ bị lộ. Chính
vì thế, nếu ai đó thường xuyên tiếp xúc bằng mắt quá nhiều, giữ ánh mắt nhìn bạn
không được thoải mái khi nói chuyện hoặc khi nói thì mắt nhìn xuống đất, ánh mắt
lơ đễnh hoặc nhấp nháy nhanh và liên tục thì chính là biểu hiện của việc bạn
đang bị người đó nói dối đấy.
Phân biệt nói dối qua ngôn ngữ cơ thể
Khi đối phương nói dối
thường có biểu hiện đứng ngồi không yên hoặc rung chân, hút thuốc lá liện tục
hoặc uống nước. Tất cả các hành vi trên đều được biểu hiện ra để chống lại sự
căng thăng của thần kinh khi bị áp lực phải nói sai sự thật bộ não đã ghi nhận.
Bạn cũng nên chú ý các biểu hiện khác của đối phương như gãi đâu, sờ mũi,….
Phân biệt nói dối qua nét mặt
Đối với những người được
gọi là “cao thủ” trong việc nói dối thì việc để lộ các biểu hiện nói dối qua
ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể là ít khi. Tuy nhiên, những người này không phải là
không thể phát hiện ra được nhờ nét mặt mâu thuẫn nhau khi nói dối. Khuôn mặt
là nơi biểu hiện ra sự thật rõ ràng nhất. Đôi khi đó là một nụ cười giả tạo
cũng có thể để lộ được người đó nói dối. Khi cười chân thành và cười giả tạo cơ
mặt cũng sẽ khác nhau. Nụ cười chân thành sẽ dùng tới 2 cơ mặt và khiến cơ mặt
được nâng cao lên hai má làm cho khóe mắt nhăn lại. Tuy nhiên, ở nụ cười giả tạo thì chỉ có khóe miệng
được nâng lên mà khóe mắt vẫn giữ nguyên.
Có một mẹo nữa là khi
người nói dối nói quá nhiều thông tin vây quanh một sự việc và có xu hướng các
chi tiết đó rất tỉ mỉ thì bạn nên chú ý đó có thể là một câu chuyện giả dối vừa
mới được tạo ra. Lúc này hãy yêu cầu họ lặp lại câu chuyện nhiều lần để xem các
câu chuyện có giống nhau không. Nếu khi hỏi lại câu chuyện bị thay đổi, hoặc đối
phương trả lời lắp bắp và đánh trống lảng để tránh bị xoáy sâu thì chính xác đó
là lời nói dối.
EmoticonEmoticon