Mách bạn mẹo hay giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn

01:55
Hay thì like nhé
Nấu ăn là nghệ thuật và các chị em là những người nghệ sỹ đang biểu diễn món ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, do vô ý trong khâu chế biến khiến chị em đã làm mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho gia đình mình. Sau đây, bài viết sẽ mách bạn mẹo hay giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn. Cùng tìm hiểu bạn nhé.

Với món ăn từ trứng bạn không nên chế biến quá lâu


Khi chế biến món ăn từ trứng bạn không nên đun quá lâu, vì nó sẽ tạo thành chất làm hạn chế sự điều tiết của hệ tiêu hóa và phá hỏng chất dinh dưỡng trong trứng gà.

Tuyệt đối không nên gọt vỏ cà tím

Cà tím là thực phẩm ngon và bổ dưỡng. Khi ăn cà tím sẽ có vị ngon, bùi và đặc biệt trong trái cà tím chứa rất nhiều vitamin. Nổi bật trong đó phải kể đến vitamin P xuất hiện chủ yếu ở phần vỏ của trái cà tím. Do đó khi sử dụng món ăn bạn không nên gọt vỏ nhé.

Khi ăn trái cây không nên gọt vỏ quá dày


Gọt vỏ dày không chỉ loại bỏ hàm lượng vitamin mà còn gây lãng phí nữa đó. Vì thế khi gọt trái cây bạn nên gọt mỏng để hấp thụ các vitamin và dưỡng chất cần thiết nhé. Ngoài ra, nếu có thời gian bạn có thể ngâm hoa quả với nước muối để thưởng thức cả vỏ của trái cây nhé.

Khi đang nấu canh tuyệt đối không đổ nước lạnh vào

Nhiều chị em khi nêm nếm canh quá mặn thì lập tức cho nước lạnh vào. Đây là một sai lầm mà chị em nên dừng ngay lập tức. Vì việc làm này khiến thịt, xương trong nồi canh bị co lại và khó chín hơn. Vì thế nếu muốn cho nước hãy sử dụng nước ấm bạn nhé.

Trên đây là một số mẹo vặt giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn. Hãy tham khảo và thực hiện cho gia đình mình bạn nhé. Chúc bạn thành công và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi.




Mách bạn mẹo hay giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn Mách bạn mẹo hay giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn
910 1

Bài viết Mách bạn mẹo hay giúp hạn chế mất dinh dưỡng trong khâu chế biến món ăn


Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »